BÊN KIA TRIỀN ĐÊ
Tác giả VAC
Làng
không có tên. . . mà nói không có tên cũng không phải, tên đơn giản vẫn gọi là
Làng. Người ta phân biệt làng thành hai phần, Làng trong và Làng ngoài. Ranh giới
giữa hai phần của làng là một con đê, một con đê bình thường như bao làng quê
khác nhưng ở nơi đây nó không chỉ làm nhiệm vụ chắn sóng ngăn nước. . . Con đê
làng mang theo mình cả một câu truyện dài hàng trăm năm với bao kiếp người chìm
nổi. Nó không chỉ ngăn cách về mặt địa lý mà còn về cả văn hóa lối sống, cả những
trái tim yêu thương và những khối óc hận thù. Khi mới có làng, chỉ có Làng
trong thôi, Làng trong khuất sau con đê và lũy tre rì rào êm đềm. Làng ngoài
sau này mới có. Vẫn là những con người làng trong nhưng vì đói khổ phải bán đất,
vì cãi cọ xóm giềng, vì cha mẹ cấm đoán yêu đương. . . người ta bỏ cả ra ngoài
bãi lập làng. . . Vậy là làng chia hai. . . Và cũng vì thế, không nói ra nhưng
vẫn là hai thái cực đối lập rõ ràng. Vẫn chung một mái đình. . . chung một bến
nước dòng sông, làng trong ai cũng có họ hàng bạn bè ở làng ngoài và làng ngoài
cũng vậy. Làng trong có cuộc sống sung túc hơn, nhiều người thoát ly, làng
ngoài bám sông bám chợ, đắp đổi qua ngày, cuộc sống mưu sinh vất vả. . . Lũ trẻ
vì thế cũng chia hai, trêu chọc, bắt nạt, chia phe cánh rồi lại chơi với nhau, ôm
vai bá cổ tắm sông lội đồng. . . Mấy hôm nay chúng lại giận nhau, giận nhau vì
chọi gà. . . Thằng Ất là đứa chỉ huy lũ trẻ làng trong, nó ngồi chõm chọe trên
cái chạc ba của đa giữa sân đình, cổ ngúc ngoắc vẻ khó chịu. . .
- Mấy hôm rồi không tắm sông khó chịu quá.
- Không biết làm thế nào đây?
Cu Sơn "tẹo" băn khoăn :
- Hay cứ liều ra. . .
- Thôi, lại ăn đá ném vỡ đầu, phải hẹn bọn nó nói chuyện mới được. . .
Nguyên do là cách đây một tuần hai đám trẻ hẹn nhau chọi gà, con gà Ô của cu Ất đá với con gà Xám của cu Tèo làng ngoài, bọn trẻ báo trạng bằng miệng không cân, ai dè khi thua bọn làng ngoài ấm ức bèn lôi đâu ra cái cân, chả hiểu sao con Ô nặng hơn những gần lạng rưỡi, vậy là cãi nhau om sòm, suýt đánh nhau. Bọn trẻ làng ngoài khi có "chiến tranh" thì cấm vận bọn làng trong tắm sông, bọn làng trong thì cấm làng ngoài thả trâu bò ra đồng. . . Người lớn mải làm ăn không để ý, mà bọn trẻ cũng mau quên hoặc tự tìm cách giải quyết, may mà chưa chuyện bé nào xé ra to. . .
- Mấy hôm rồi không tắm sông khó chịu quá.
- Không biết làm thế nào đây?
Cu Sơn "tẹo" băn khoăn :
- Hay cứ liều ra. . .
- Thôi, lại ăn đá ném vỡ đầu, phải hẹn bọn nó nói chuyện mới được. . .
Nguyên do là cách đây một tuần hai đám trẻ hẹn nhau chọi gà, con gà Ô của cu Ất đá với con gà Xám của cu Tèo làng ngoài, bọn trẻ báo trạng bằng miệng không cân, ai dè khi thua bọn làng ngoài ấm ức bèn lôi đâu ra cái cân, chả hiểu sao con Ô nặng hơn những gần lạng rưỡi, vậy là cãi nhau om sòm, suýt đánh nhau. Bọn trẻ làng ngoài khi có "chiến tranh" thì cấm vận bọn làng trong tắm sông, bọn làng trong thì cấm làng ngoài thả trâu bò ra đồng. . . Người lớn mải làm ăn không để ý, mà bọn trẻ cũng mau quên hoặc tự tìm cách giải quyết, may mà chưa chuyện bé nào xé ra to. . .
Sau vài lần hẹn hò tranh cãi bọn trẻ đã quyết định đá lại, con Ô lần này có đối thủ mới, con Mơ chân vàng của bọn làng ngoài. Sân bóng nằm sát chân đê là địa điểm được lựa chọn. Bên nào thua chăn bò cho bên kia một tuần. Lần này cẩn thận hơn, bọn làng ngoài đã đem theo cái cân, cũng đong đếm cãi cọ như độ gà chiến ngoài sới đá tiền thật. Cuối cùng Ô bịt mỏ năm phút. . .
Hồ một vào giao, con Ô bị bịt mỏ khó chịu, giao vài chân là nó dừng lại đưa chân lên móc cái bịt mỏ, cu Ất buộc chặt nên nó tự ngã khoèo ra. Con Mơ được thể giao mấy chân đau thấu xương. Hết bịt mỏ, con Ô lao vào ôm đấm, Mơ thì cố xoay thật nhanh đánh mé. Gần cuối hồ Ô đánh một đòn kiềng làm Mơ xòe cánh, bọn làng trong reo hò. Mơ cũng không phải hạng vừa thừa lúc bật ra bật vào lên đòn của gà Ô ra một cái cáo mang tai khiến Ô kêu quang quác. không hổ danh chiến kê nó nhập cuộc lại khá nhanh. Kết thúc hồ một bên nào cũng có một chút hỉ hả xen lẫn lo lắng. Hồ hai, Ô có vẻ kém đòn, đầu đã hơi mê đi, Mơ chưa ngấm kiềng mấy nên vẫn đều chân đánh. Ô xuống vai thấy rõ, đòn qua lại với tỷ lệ 3-1 nghiêng về Mơ. Hồ ba hồ bốn vẫn thế, cả hai bên sốt ruột thấy rõ, hai con gà cũng khá tang thương. Hồ năm được vài phút, Mơ ngấm kiềng chậm chân xoay lắm rồi, được đà Ô ra một đòn Mơ nằm xòe, bọn trẻ làng trong reo hò. Mất mấy phút Mơ không hồi lại được, tưởng như trận đầu kết thúc thì Mơ lại gượng đứng dậy, cắn cắn nhằn nhằn một hồi và lên một chân, Ô lại dính cáo nhưng lần này đổ vật, trận đấu kết thúc. . .
Bọn trẻ làng trong thực hiện cam kết được ba hôm thì xảy ra chuyện tày trời. . . mất bò. . . Lũ trẻ nhốn nháo thông tin cho nhau, mất bò của cu Tèo, thế mới khổ. Nhà Tèo nghèo lắm, đêm nằm nó vẫn thấy sao qua mái nhà thủng lỗ chỗ, U đi giúp việc trên thành phố, Thầy ở nhà cày cấy, làm lụng. Cả gia tài chỉ có con bò là to nhất. Từ trước tới nay chưa bao giờ xảy ra chuyện này, cả làng xôn xao lo lắng, chuyện chăn bò hộ lộ ra, mất của xót xa, giận con quay ra giận cả gà. . . Vậy là cả lũ trẻ bị cấm tiệt chơi gà, thịt hết, không đá độ gì cả, việc đứa nào đứa đó làm. . .
Buổi trưa đầy nắng, đám trẻ ngồi dưới lũy tre hóng mát, im lặng lắm. Cu Tèo gục đầu trên tay, không còn bò nữa, nó vẫn đi theo bạn, đôi tay gầy khẳng khiu bám vào hai đầu gối củ lạc, khuôn mặt nhem nhuốc ghé nghiêng nghiêng, ánh mắt nhìn xa xăm. Thầy không mắng nó, Thầy cũng biết nó còn tiếc con bò hơn Thầy. Sau bao lần năn nỉ Thầy mới mua con bò cho nó chăn, từ lúc nó còn là con bê. Bây giờ xảy ra vụ Tèo mất bò, bị cấm lây sang cả nuôi gà, lũ trẻ buồn không để đâu cho hết. Giờ nuôi gà chỉ còn là đặc quyền của người lớn, mấy đứa ham quá chỉ còn đứng ngó qua bờ rào mỗi buổi đi chăn bò về, trông đến tội. . . Nhưng cu Tèo lại là đứa không bị cấm, thế mới lạ, Thầy không nói gì, con Xám thua trận vẫn đấy, không bị bán hay mổ. Thầy chỉ trầm ngâm mỗi khi nhìn nó. . .
Đêm đêm, Tèo vẫn mơ thấy con bò ngúc ngoắc cặp sừng đi theo nó, triền đê đầy nắng, cánh diều chao nghiêng, tiếng cười trong vắt, cỏ may tím loang lổ ánh chiều, rồi con bò cứ thế đi, nó gọi, nó chạy trong tuyệt vọng, nước mắt trào ra. Trong cơn mơ thổn thức, nó ú ở kêu "Bò. . . bò. . . ". Thầy nó nằm bên khẽ xoa lưng, giọt nước mắt từ đâu ứa ra nơi khóe mắt, cay cay, mằn mặn giữa đêm thâu. . .
Sáng sớm, cỏ may còn ướt sương, Tèo đội cái nón đi lững thững trên đê, chốc chốc nó liếc vào quang gánh của các bà, các cô đi chợ, lẫn trong những bu gà ta là mấy chú gà chọi "bị" đem đi tống khứ cho rảnh nợ. Chẳng hiểu sao Tèo cứ thấy tiêng tiếc. Nó ngồi lên gờ cửa sổ của điếm canh đê, bất giác đưa mắt nhìn, làng trong với mái ngói đỏ tươi lô nhô trong nắng sớm, làng ngoài là những mái rạ ẩm thấp còn đẫm sương đêm, khói còn quanh quất sau bữa cơm sáng, một bức tranh đối lập nằm vắt ngang tuổi thơ, con đê nằm như một tấm chắn vô hình, tuy gần mà xa vời vợi. . .
Gần trưa thì Tèo đi cắt cỏ cá về, nó rửa chân tay xong thì có một chú mua đồ cổ vào hỏi han, không có đồ gì cho chú mua chú quay sang ngắm gà, rồi hỏi mua. Tèo thật thà
- Con này đánh không hay đâu chú ạ, chạy vòng vòng rồi bị đánh.
Thấy Tèo thật thà chú cười :
- Nó là con gà chạy xe, cháu nuôi ko tốt thì nó yếu, chạy một lúc không nổi thì thành ra kê đầu cho đánh. Cháu bán cho chú đi.
Tèo ngẩn ra
- Cháu chả biết bán bao nhiêu chú ạ.
- Thôi, chú cứ trả một trăm hai mươi nghìn.
Tèo giật mình, ở cái làng này ngoài con gà thằng Ất năm ngoái bán được trăm rưởi ra có đứa nào bán được hơn trăm bạc con gà đâu, mà con gà của cu Ất hay nhất làng. Nó nhìn con Xám, khe khẽ gật đầu. . .
Tèo dọn mâm bát xong thì Thầy cũng về, Tèo kể chuyện bán gà và đưa tiền cho Thầy, tự nhiên Thầy quay ra nhìn cái bu trống không thở dài. . . xa xa bãi sông trưa miên man nắng. . .
. . . Buổi chiều nhá nhem, Tèo lấy tro lấp nốt ít than tàn trong bếp, cơm chiều đã chuẩn bị xong mà Thầy chưa về. Tèo không thắp đèn vội, tiết kiệm tí ti dầu, lấy cái ghế con ra ngồi dựa vào hiên nhà đợi Thầy. Hoàng hôn đã tắt hồi lâu, không gian chìm trong khói chiều quyện sương bảng lảng, mùi rơm đốt pha mùi thức ăn, mùi ẩm thấp từ chuồng bò, chuồng lợn, tất cả tạo nên một mùi đặc trưng, nồng nồng, ai ải, lúc phảng phất, lúc xộc vào mũi. Tiếng gọi nhau về ăn cơm, tiếng cục cục của gà mẹ tìm đứa con ham chơi, tiếng lợn đòi ăn bên hàng xóm, tiếng đài phát thanh xì xẹt. . . Tèo lắng nghe hết. . . tự nhiên thấy nhớ mẹ, lâu rồi mẹ không về. Có tiếng con mực sủa toáng lên, giọng gắt gỏng, không phải Thầy về, Tèo đứng lên nhìn ra cổng, có bóng ai đó loáng thoáng :
- Tèo ơi. . .
Thằng Ất. . . sao tối thế này nó còn mò ra đây?Tèo ra mở cổng :
- Mày đi đâu mà tối thế?
Thằng Ất thở hổn hển :
- Tao chạy vội ra đây, u tao bán hết gà rồi, có con này đẹp quá, tao yêu nó từ nhỏ, mà giờ tao không được nuôi, mày nuôi đi, tao với mày chung nhau, lúc được nuôi không kiếm được con nào thế này đâu. . .
Tèo ú ở chưa kịp nói gì thì thằng Ất đã dúi vào tay nó con gà dễ đến gần hai cân và chạy biến. Tèo quay vào sân, đưa con gà lên nhìn, một con Ô chân trắng, đẹp, rất đẹp, hai hàng vảy trơn mỏng dính, mặt mỏ, cần cổ đều đẹp. Tèo thả nó vào chuồng, Thầy lạch cạch xe đạp về đến cổng. Tắm rửa xong, hai bố con ngồi ăn, Tèo khoe con gà, Thầy gật gù không nói gì, mãi sau buông một câu :
- Thầy cho tiền mà mua hẳn, chung nhau sau này nhiều chuyện lắm cu ạ. . .
Ngày hôm sau. . . bọn trẻ hai làng tập trung đá bóng, trong lúc đợi quân đến đủ, Ất gọi Tèo ra phân trần. . .
Tao giấu béng đi đấy, bình thường u tao không để ý gà chọi mà.
- Ất này. . . Tao. . . - Tèo ngập ngừng
- Sao, giờ chỉ có mày nuôi được mà, mà sao mày lại được nuôi nhỉ? Thầy mày lạ thật đấy.
- Không phải tao không nuôi được. . . nhưng. . . Tao muốn mua nó được không?
Ất trầm ngâm :
- Tự nhiên xảy ra chuyện, không được nuôi gà, chán thế. Mày nuôi, mày có một nửa con gà mà, để tao một nửa, sau này có đá đấm gì tao chung tý cho oai.
- Thầy tao muốn tao mua hẳn con gà đó. Chắc cũng ngại sau này tao với mày chung chạ.
- Không sao mà, mày yên tâm, thôi, đừng bắt tao chia tay hẳn nó Tèo nhé, mày không giúp thì không biết gửi ai nữa.
Tèo chả biết nói gì thêm nữa, cái mặt thằng Ất trông tội quá. Trận bóng hôm đó có vẻ kém quyết liệt đi nhiều vì "hậu vệ" Ất có vẻ nương tay "tiền đạo" Tèo quá nhiều. . .
Thấm thoắt bốn tháng qua đi, con Ô giờ đã lớn. . . Bộ mã đen ánh rủ xuống trông đẹp ơi là đẹp, nhìn nó thôi Tèo đã thấy thích, đùi to, quản rút, mặt tam giác, mắt trắng dã. . . Nó hội tụ tất cả những gì Tèo thích về gà chọi. Cũng đến kỳ vần rồi, Tèo chăm nó kỹ lắm, vì chẳng đứa nào còn gà nên mấy chục đứa trẻ dồn vào nuôi như chăm con, chúng coi là tài sản chung về mặt tinh thần, đoàn kết tăng hẳn lên. . .
Buổi trưa, trời xanh và cao lắm, chớm lạnh rồi, hôm nay chẳng hiểu sao trời bừng nắng, nắng chói lòa. Heo may đã bạc trắng triền đê, những chú dế mèn cuối cùng của đêm hè cũng biến mất. Lũ trẻ nằm la liệt như sưởi nắng nơi triền đê, Tèo khẽ nói :
- Tìm gà vần con Ô khó ghê Ất ạ.
- Sao khó?
- Thì có gà đâu, mấy bác mấy chú lớn tuổi thì sợ không vần với mình. . .
- Vần chứ. . . có gà đem đến rủ vần sợ gì.
Cả bọn đang nằm nhao nhao :
- Con Ô khỏe thế, bóng dáng thế sợ gì.
Ất thủng thẳng :
- Tao hỏi luôn chú Sơn "còi" xem sao.
Cả bọn tự nhiên im lặng, ai chứ chú Sơn chơi gà thì bọn nó đều biết và kiêng dè, gà chú cũng hay lắm. Một đứa rụt rè :
- Ất ơi, hay hỏi gà nhà khác. . .
- Sợ gì, càng hay càng phải đánh.
- Nhưng. . .
- Thôi. . . không nhưng nhị gì. . . tao nhìn bóng rồi, trưa mai tập trung nhé, vần là cả bọn xem luôn, để tao nói với chú ấy, chú ấy qua chơi với thầy tao suốt, chắc là vần thôi. . .
Trời vẫn xanh và cao, tiếng sáo diều vi vu trong gió, bọn trẻ lặng im, mỗi đứa một dòng miên man suy nghĩ. . .
Hôm sau bọn trẻ tập trung đông lắm, lâu rồi chúng không được chọi gà, chú Sơn cũng chiều đem gà ra sân bóng vần. Con Ô nhìn đỏ đẹp đấy nhưng quá lụa so với con Tía của chú Sơn. Chú nheo mắt cười :
- Không chịu được thì chú cho bê đấy.
Bọn trẻ nhao nhao :
- Gà bọn cháu mới mở mỏ mà, chú cứ đánh được nó đi đã. . .
Làm nước xong thả vào, hết giao, con Ô thực sự là con gà lối quá hay, nó chen đẩy như một võ sỹ judo làm cho con Tía của chú Sơn chưa đánh được cái nào mà ngã liểng xiểng. Hơn thế cứ chạm mỏ là nó đánh, ra mặt dọc nó tát mấy cái liền làm chú Sơn mặt méo xìu. Con Tía gà hay, cứng trên đá mé mà cả hồ lên được một hai cái chả thật chân. Hồ hai vừa vào được chưa đầy năm phút thì con Ô đánh một cái dọc khiến Tía đổ kềnh như cây bật gốc, bọn trẻ hét om xòm cầm con Ô chạy lòng vòng mặc chú Sơn loay hoay cứa chữa con Tía. . .
Cả tuần sau sau bọn trẻ chưa ngớt bàn tán về hai mươi lăm phút chiến đấu mở mỏ của con Ô, với chúng con Ô là con gà vô địch, bây giờ thậm chí chúng thách đấu cả Đại bàng hay Đà điểu ấy chứ. Bọn trẻ thường cho con Ô chạy lồng theo cách đặc biệt của chúng. Một đứa cầm con nhái nhử cho con Ô chạy theo từ đầu đê đến điếm canh rồi dừng lại, hết phiên đến đứa khác, mỗi chiều Ô chạy không biết bao nhiêu vòng. Được chăm sóc và luyện tập nên Ô khỏe lắm, cái đùi như cái chai bia úp ngược, da dẻ săn chắc, đỏ au. Chiều hôm đó khi cả bọn đang thả diều thì chú Sơn đi ngang qua :
- Đến kỳ vần lại chưa, chú làm mối cho, con gà cứng thế này vần sâu đi rồi đẩy hơi mà đá.
Bọn trẻ khoái trí dạ ran, chú Sơn mà bảo con này đá được là hay rồi. Bàn tán sôi nổi một hồi thì Ất trầm ngâm :
- Nói thế chứ đá thì lấy tiền đâu? Mà góp được tiền thì ai cho đá?
Cả đám tiu nghỉu ngồi nhìn nhau, nhưng gì thì gì vẫn phải vần thôi, vần rồi tính. . .
- Con gà khỏe thế này không cần phải vần đòn sâu nhiều đâu, trận này thử lửa là biết ngay thôi. . .
oang lổ nắng, lốm đốm sương đọng rơi xuống theo làn gió. . .
Khi Tèo bê con Ô đến nơi đội kia đã định chChú Sơn vừa làm nước vừa nói với lũ trẻ
- Con gà Xám này là vua đấm, nếu tranh mặt thì không con nào đánh nổi con Ô này, giờ cho con gà ôm đấm vào thử nhé.
Hồ một, Xám không đấm nổi Ô một đòn tử tế, Ô vẫn chen đẩy khủng khiếp, có lúc Xám cắn vào lưng hay âu cánh chưa kịp lên đòn Ô đã đẩy Xám ngã ngửa. Ngược lại Ô đánh đòn nào là Xám xòe cánh đòn đó. Bọn trẻ xuýt xoa tiếc mấy cái lông trên chằng cần bị Xám nhổ mất. Hết hồ ra làm nước trông Xám tả tơi như mớ rẻ, Ô thì mất mấy cái lông còn sức khỏe vô địch. Ô tuy là con gà chí đánh và hơi rải đòn nhưng đòn nào cũng quả tải. Hồ hai vẫn kịch bản cũ, Ô vô hiệu hóa hoàn toàn Xám bởi lối đánh như vận động viên điền kinh của nó. Chạy và chạy, rồi đánh, đánh như cái máy. Cuối hồ hai lại một đòn dọc nữa tung ra, Xám liệng người rồi đổ kềnh. Bọn trẻ khoái trí lắm reo ầm lên. . .
Hôm sau chú Sơn gặp Tèo :
- Cháu để chú con gà Ô Tèo nhé, con đó xứng đáng đánh sới lớn. . .
- Dạ, không phải của mình cháu chú à, của thằng Ất một nửa đấy.
- Thế à, các cháu bán bao nhiêu thì cứ cho chú cái giá. Nhưng chú cứ trả trước ba trăm ngàn, gấp đôi một con gà hay đã ăn độ đấy.
Tèo lặng im, to tiền quá, chú Sơn đi khuất rồi mà nó không nói nổi câu gì. . .
Trưa hôm sau, Ất và Tèo nằm khoèo trên chạc ba cây nhãn đầu làng. . .
- Hay là bán Ất nhỉ?
- Bán làm gì?Bán xong cả bọn lấy gì chơi. . .
im lặng một lát tự nó lại nói :
- Hay bán nhỉ?Đắt tiền quá.
Đến lượt Tèo :
- Thôi, bán đi cũng tiếc, bọn mình góp tý tiền còn cho chú Sơn mượn đánh cho đỡ uổng con gà.
- Ừ. . . thế cũng được, vần hơi độ nữa cho chú ấy ghép. . .
- Nó chạy như con điên cần gì hơi.
Cả hai đứa cùng cười.
Chiều buông xuống, triền đê nắng liêu xiêu nhạt nhòa, đàn trâu về trong khói lam chiều quyện sương lành lạnh. Tèo ngồi trên đê đợi U, lâu rồi U mới về thăm nhà, chuyến xe không hiểu vì sao về muộn. . . Tèo nhìn sang phía làng trong, mái ngói lô xô, hàng cau nối hàng cau, mờ mờ, xam xám trong chiều tím mênh mang. Làng ngoài bám sát mép sông, miên man rì rào tiếng sóng, mái rạ cũ kỹ ẩm mốc. Tèo cứ nhìn bên này, rồi nhìn bên kia, bao chiều rồi Tèo vẫn nhìn như thế, cứ thấy thương vời vợi cái làng nhỏ của mình. . .
Từ xa Tèo đã nhận ra Ất và thằng Hải "còm" đi lại :
- Sao mày còn ngồi đây?
- Tao đợi U về. . .
Tèo hỏi lại :
- Hai thằng mày đi đâu?
- Tao ra báo cho một tin, sáng mai chú Sơn đá một độ gà kết với mấy tay trên thị trấn, mày thông báo thằng nào thích vào mà xem không rồi lại tiếc.
- Để sáng mai báo cũng được mà. . .
- Đá sớm, vào muộn lại mất mấy hồ, mày bảo bọn nó nhé.
- Ừ. . .
- Mà sao U mày về muộn thế?
- Tao cũng đang sốt ruột đây. . .
Ất đi rồi, Tèo ngồi bó gối, rất lâu rồi bọn trẻ hai làng mới thân nhau được lâu đến vậy mà không có xung đột, có lẽ vì con Ô, món ăn tinh thần chung của cả bọn. . .
Hôm sau, trận đấu diễn ra rất sớm, mặt trời lên được một lúc, cỏ vẫn ướt sương. Con Xám hồng của chú Sơn đá với con Tía chân xanh của sư kê nào đó trên phố. Con Tía rất đẹp, nhìn thôi đã thấy thích mắt. Thả gà được năm phút giá vẫn bằng, bỗng Tía ra một đòn mé khiến Xám hồng nằm xòe, hai cánh vẫy vẫy, sẵn đà Tía làm bốn năm cái mu lưng khiến Xám bò lê dưới đất, đã mấy phút trôi qua rồi chưa hồi. Tía ra đánh vào đánh. . . Ra làm nước Xám đổ sập không đứng lên được. Chú Sơn xin bê mà mặt vẫn còn ngẩn ngơ. Tay chủ gà bên kia cao giọng :
- Còn con nào bằng trạng, anh đánh chồng độ.
Mọi người ngơ ngác, chú Sơn chau mày. . . Đột nhiên chú kéo Tèo ra :
- Cho con Ô ăn chưa?
- Dạ. . . cháu vội ra xem vì các chú đá sớm quá, có khi bố cháu ở nhà cho ăn cũng nên. . .
- Chạy nhanh về, chưa ăn thì bê ra đây. . . Chú đá sớm vì trưa nhà có giỗ. . . chạy nhanh. . .
Tèo vùng lên chạy như tên bắn, cỏ ướt sương man mát dưới chân. Lao vào sân Tèo hổn hển :
- Thầy cho con Ô ăn chưa?
- Chết. . . Thầy quên mất, mải cám lợn với sân vườn. . .
- May quá. . .
Tèo Ôm con gà chạy biến, Thầy đứng giữa sân lắc đầu rồi cúi xuống quét tiếp, khoảng sân loang lổ nắng, lốm đốm sương đọng rơi xuống theo làn gió. . .
Khi Tèo bê con Ô đến nơi đội kia đã định cho gà vào giỏ đem về. Hai con được đưa ra sánh trạng, Tèo nghe một ông trong đội kia nói khẽ :
- Gà lụa mà lại trẻ con nuôi, không đá đi còn gì, chắc lại một hồ thôi. . .
- Con này trông cũng đẹp, không coi thường được đâu.
- Đá đi, gà tơ búng. . .
Loay hoay bàn tán xì xào một hồi rồi cũng đá. Thả gà được vài chân, Tía chấp 8, rồi 7 không có khách ngoài chú Sơn, mọi người chưa ai xem Ô đá cả, thấy lối hay chân hay mà không ai dám vào tiền. Ô vẫn lối chen đẩy như đang đấu vật, Tía mất lối ăn đòn liên tiếp, nhưng Ô lụa quá, nó lại mải lối, gặp con gà chiến trường nhiều nên ít đòn hơn thường lệ, đội kia dù bị đánh vẫn cứ chấp 7. Sang hồ hai, Ô có vẻ kinh nghiệm hơn, đánh nhiều những đòn quá tải hơn nhưng Tía không phải là con gà thường, lúc này mới có tay bên kia nói ra Tía đã ăn năm độ thông, trong đó có ba độ trong có một tháng, toàn dưới ba hồ. Mọi người trong làng im như thóc ngồi nghe "quảng cáo". Tía kém lối kém đòn nhưng cặp chân nó vẫn là sát thủ, dù đánh ít nhưng ăn đòn nào Ô cũng dừng mất mấy giây. Cuối hồ hai, Tía ra một đòn Ô xuống còn giá 5, chú Sơn bần thần, im lặng. Sang hồ ba, tranh thủ mấy phút nước gà Ô đánh một loạt đòn tới tấp, Tía loạng choạng đứng không vững, giá lên bằng. Ăn một đòn đau Tía mất kiểm soát, cả hồ không còn ra được đòn nào uy lực, Ô ra đánh vào đánh mà giá vẫn chỉ bằng. Khi hồ ba chỉ còn tính bằng giây bất ngờ Tía ra đòn cáo tủ y hệt như với Xám hồng, Ô xòe cánh, còn vài giây mà Ô lãnh trọn cả bốn năm đòn đuổi đổ ngang đổ ngửa. Ra làm nước, Ô vẫn loạng choạng, mọi người lắc đầu ngao ngán, giá xuống một không ai bắt. Có một ông béo ị đội bên kia cứ đi lòng vòng gào lên châp một. bỗng có giọng nói trầm trầm :
- Một đây, còn hai trăm. . .
Tèo ngước lên :
Mọi người giãn ra nhìn bố cu Tèo, Thầy ngồi xuống, cầm con gà từ tay chú Sơn, bắt đầu làm nước, mọi người dõi theo không chớp mắt, con gà cứ đứng lắc lắc, hồi dần hồi dần. . .
Hồ bốn Tía có vẻ chiếm ưu thế hơn nhưng Ô đã "tai qua nạn khỏi", giá vẫn 1-2. . . Ra chữa nước hồ năm, Ô gần như khỏe lại, vào hồ, Ô lại đánh như điên, lúc này đội bên kia có mê tín cũng không dám chấp sâu nữa, sau một loạt đòn của Ô trận đấu đã được định đoạt, Tía nằm dài dưới đất, đội bên kia đang xin phân chú Sơn thì Tía lại đứng dậy, ông béo ị thấy thế xua tay :
- Không phải xin, thua thế nào được. . .
Nhưng. . . Tía đứng lên còn chưa kịp cắn thì Ô đánh một đòn dọc như sét, Tía văng vào thành sới chết ngay. . . Cả sới vỡ òa, mọi người hò hét. . . Tèo hét to nhất, Thầy vỗ vai, cu cầm tiền cho thầy. . . rồi Thầy đi lên phía triền đê, bóng liêu xiêu đổ dài. . . vài người nhìn theo xì xào. . .
- Tư Thanh tái xuất. . .
Đêm xuống, tiết trời lành lạnh, thầy ngồi gian giữa nhìn ra khoảng vườn trước mặt, ánh mắt đăm chiêu. U và Tèo ngồi gian bên cạnh thủ thỉ nói chuyện trong tấm chăn mỏng. Bất giác Tèo nhìn Thầy, không hiểu sao lúc sáng Thầy cấm Tèo không được nói chuyện thắng tiền gà với U. Tèo băn khoăn lắm, Thầy giữ tiền riêng làm gì nhỉ? Nhiều thế cơ mà? Tèo buột miệng hỏi :
- Thầy biết chơi gà hả Thầy? Mà thầy chả bao giờ nói với con. . .
Thầy ngồi im lặng, lúc sáng Tèo có nghe loáng thoáng mọi người nói Thầy là cao thủ. . . vậy mà xưa này Tèo chưa từng được Thầy dạy cho một câu về gà. Thầy hắng giọng :
- U nó thông cảm. . .
Tự nhiên Tèo nhìn sang U. . . U ngồi đó nhìn chằm chằm về phía Thầy như điều gì đó lạ lẫm lắm. Tèo không hiểu hết nhìn U lại nhìn Thầy. . . U thở dài :
- Thôi, đằng nào nó cũng là cái nghiệp, nó vận vào thân. . .
Thầy cắt ngang :
- Không. . . tôi không chơi. . . tôi chỉ. . .
U nhìn Tèo :
- Cu cũng lớn rồi, U kể cho nghe, còn tùy con. . . Ngày trước nội con mê gà lắm, nội con người gốc miền Trung, ra đây làm ăn cũng có của ăn của để, rồi nội con chơi gà đi đá, đi độ khắp nơi. Thầy con lúc đó hay được nội đưa đi theo. Khi U lấy Thầy thì nhà đã chả còn gì, nội thua mấy độ gà to lắm, dắt díu nhau ra đây. . . Thầy mày đã hứa không đụng đến con gà. . .
U lại thở dài. . . Giọng Thầy hơi gắt :
- Thì tôi đã bảo không chơi mà. . .
Căn nhà im lặng, tiếng muỗi vo ve đâu đó, con Thạch sùng chặc lưỡi trên bức vách, đêm mênh mang sương về. . .
Thế là U đi rồi, Tèo ra tiễn, triền đê ướt đẫm sương, bao lần tiễn U, lần nào chuyến xe khách ọp ẹp vừa đi xa xa Tèo lại chảy nước mắt. Vì hoàn cảnh U phải đi trông con cho một người có họ xa trong làng. Lần nào U về cũng vội vàng, đêm nằm U hay xoa đầu Tèo "con mình không được trông lại đi lo con cho người khác". U vẫn gầy, mắt trũng sâu vì phải thức đêm, Tèo thương U lắm, lần mất bò U bảo U lo thức mấy đêm, tiếc bò ít, sợ Thầy tiếc của đánh đòn Tèo, chả biết nhờ ai đánh điện về, thư thì U không biết chữ. Cứ nghĩ thế nước mắt Tèo lại trào ra. . .
Giữa buổi, trời hanh hanh nắng, Tèo đã có bò mới, từ tiền thắng gà. Từ hôm bố Tèo thắng độ gà to, tự nhiên chả ai bảo ai, trẻ con cả làng lại được nuôi gà, có đứa còn được mẹ mua cho mà nuôi. Thói thường nhà nông vẫn thế, thấy cái hại, dù chưa hiểu hết vẫn bỏ ngay, khi thấy lợi, dù chưa được hưởng lại chạy đua làm. Cả bọn giờ đứa nào cũng líu ríu gà nhép gà giò, vui ơi là vui. Đang reo hò tranh cãi ỏm tỏi thì một chiếc ô tô con từ từ đến, chiếc xe mà bọn trẻ chưa thấy bao giờ. Thấy lũ trẻ nó dừng hẳn lại, một người chui từ xe ra, tưởng ai, ông béo ị thua gà hôm trước. Ông khoát tay vẫy Tèo. Bọn trẻ xúm lại, ông Béo hỏi han một hồi về con Ô. Hỏi mua Tèo không bán. . . Trước khi lên xe ông Béo phán một câu xanh rờn :
- Ba triệu, cả tỉnh này không ai mua gà giá đấy đâu.
Lũ trẻ đứng ngẩn người sau làn khói mỏng. . .
Mấy hôm sau, tin đồn lan khắp làng, một buổi chiều muộn, bố con Tèo vừa ăn cơm xong, ngồi trước hiên uống trà. Bỗng đâu U thằng Ất ào vào. Chào hỏi xong, U nó nói như cái máy chẳng để ai nói chen câu nào. Xong rồi quảy quả đi về. . . Đại ý của U nó là con gà thằng Ất một nửa, mà Ất là con bà ý mang nặng đẻ đau, bà ấy vẫn phải nuôi, bà ấy quyết thay. Con gà mà không bán thì đưa bà ấy triệu rưỡi. . . Bố con Tèo ngẩn người ra. . . Thằng Ất lò dò vào, mắt đỏ hoe, ngồi khẽ xuống bên bố con Tèo. . . Tèo nhìn nó, ánh mắt cảm thông. . . Thầy thở dài, ngoài hiên, cơn gió lạnh đầu mùa đến vội vã, tái tê lòng. . .
Cu Tèo buồn lắm, nhưng Ất còn buồn hơn. Mấy ngày sau đi thả bò chả đứa nào nói câu gì. Bố cu Tèo cũng im lặng. . .
Người lớn nói với nhau những gì chả rõ. Tèo và Ất chỉ biết chờ đợi, có tiếc hay thương gì cũng chỉ để trong lòng. Cũng chả còn cách nào khác, con Ô đã được bán. Dân chơi gà trong làng tiếc hùi hụi, bảo cứ để thì còn thắng bao nhiêu tiền. Khi không còn con gà nữa thì người ta gắn cho nó bao tính nết phi thường, nào là chạy mấy cây số theo lũ trẻ không thở(kỳ thực nó thở phì phò), nào là nó gáy gà trống không con nào đến vườn(cái này Tèo rõ nhất, con trống cồ nhà bà Vẻ điếc chả sang đánh nhau làm Tèo phải canh suốt). . . Và từ chỗ tiếc vì không được theo con gà hay người ta đâm ra hậm hực, người ta tìm nguyên nhân và người ta nhiếc móc. Cuối cùng thì mẹ cu Ất bị đổ lên đầu. Người ta nói đủ thứ, nào là đi gửi con gà mấy chục ngàn bạc giờ có tiền triệu, nào là để cho nhà mụ chăm có khi nó ra chợ không đắt hàng, cứ thế ai cũng tức, cũng uất cái quân tham lam. . . Mẹ cu Ất thì chỉ là thói thường đàn bà, thấy con gà nó đắt thì tiếc của lồng lên như thế chứ biết trước cơ sự này thì có cho cả ba triệu cũng chả dám. Các ông chồng cay cú thì các bà vợ cũng chẳng được yên, đâm ra ghét lây ghét cùng. Làng trong còn đỡ, làng ngoài ghét ra mặt. Tự nhiên bị gắn cho cái mác tham lam, thậm chí còn như biểu tượng "tham như vợ nhà Xưởng" (Xưởng là tên bố Ất). . .
Khoảng một tháng sau, Tèo và Ất vì lo con Ô bị bán nên đã đúc trộm một lứa gà con. . . tám con cả thảy, Tèo bốn, Ất bốn. . . Lần này thì rõ ràng nhé, chả ai can thiệp được. . . Ất vẫn ngượng ngùng khi nói chuyện với Tèo. Chuyện tưởng như thế là xong ai dè một chuyện lớn xảy ra. . .
. . . Chiều muộn, Tèo về đến cổng, trong nhà lố nhố người đứng, người ngồi. Tèo ngơ ngác, có cả chú công an đứng đó. . . Mọi người quay ra nhìn Tèo rồi xì xào :
- Cu Tèo về. . .
- Làng này làm gì có ai có gan đó, mất ở đâu về tận đây làm gì?
Vậy là có chuyện, con Ô bị mất, ông Béo tiếc của báo công an, chắc có thân quen hay gì gì nên về tận đây tìm, lão lập luận là mới mua về đã đá đâu mà có người mở đến ba lần khóa ăn cắp mỗi con gà. Chỉ có người làng này mới biết con gà hay vậy nên lão nghi ngay mấy người bán gà cho lão. . . Tèo ngồi phịch xuống đất, không sợ vì bị nghi ngờ, Tèo thương con Ô, biết được người ta bắt đá hay thịt rồi. . . Hai dòng nước mắt chảy dài, Tèo khóc nấc lên, cứ nghĩ con gà gắn bó với nó từ khi nhỏ xíu là nó lại nghẹn lòng. . .
Chiều hôm sau U lại về, U ốm lắm, nhà chủ cho về nghỉ ngơi. Đêm nằm. Thầy thở dài liên tục, U ho húng hắng cố kìm cơn cho hai bố con đỡ xót ruột. Tèo vùi đầu trong chăn, thương U, thương cả con Ô nữa, lẫn lộn trong đầu, gối ướt mèm. . . Bệnh U ngày càng nặng, Thầy đưa lên viện rồi ở lại luôn, hai hôm sau Thầy về, mắt thâm quầng. Cơm tối xong Thầy ngồi trầm ngâm :
- Mai lên với U mày, Thầy ở nhà xoay ít tiền, U mày phải nằm lâu đấy cu ạ.
Tèo khẽ vâng rồi cũng ngồi bó gối. . . ngoài vườn, đêm lạnh, tàu lá chuối bay lật phật dưới cơn gió mùa đông bắc đang tràn về. . .
Tèo lên với U được hai hôm, đi ra đi vào đã bí chân lắm. Chiều hôm đó dì lên, Tèo về. . . Thầy gầy xọp đi, chưa xoay đâu được, bán bò mà người ta ép giá quá, biết mình cần. . . Đêm xuống, Tèo khêu nhỏ ngọn đèn tiết kiện dầu một tý. Tiếng chó sủa lắc nhắc, U thằng Ất đi vào, cả Ất nữa, tự nhiên Tèo giật mình, từ hôm U nó đòi tiền gà, Tèo cứ nhìn thấy bà ấy là giật mình. . . U thằng Ất lúng túng một hồi, không trôi chảy như khi lập luận đòi tiền, đại ý là muốn xin lỗi, vì thấy to tiền quá nên sinh tham, vòng vo một hồi u nó đặt cuộn giấy lên bàn, dắt tay Ất về, bố con Tèo ú ớ chào không hiểu gì. . . Mở cuộn giấy ra. . . một triệu rưỡi được gói kỹ mấy lượt. . . Thầy lại thở dài :
- Vay người ta vậy. . .
. . . Sáng sớm tiễn Thầy lên bệnh viện với U, Tèo nhìn vào làng trong, lần đầu tiên nó thấy làng trong gần gũi thế, như chưa từng có triền đê ngăn giữa. . .
. . . Mấy hôm sau U đỡ lắm rồi. Tèo lên thăm U, qua cái nhà kho cũ bỏ hoang đầu thị trấn huyện tự nhiên Tèo thấy tiếng gáy quen qúa, không lẫn vào đâu được. Tèo dừng lại, leo qua bức tường rêu vào trong. Phía trong lố nhố ba bốn thằng, đứa nằm đứa ngồi, "bọn nghiện". . . Tèo nghĩ thầm. Nó liếc xung quanh, con Ô, suýt nữa Tèo bật kêu lên. Con Ô đứng trong cái bu ọp ẹp nơi góc tường, vẫn dáng đứng oai hùng nhưng bộ lông không mượt mà như trước. . . Tèo đứng im bất động, mấy thằng nghiện kia phê thuốc cũng nằm im. Tèo rón rén vòng ra phía trước, loáng cái nó đã tót ra đường, trên tay cầm con Ô. Chưa đi được bao xa và chưa kịp nghĩ thêm điều gì thì có người đã nhận ra con gà mất cắp của ông Béo, thị trấn nhỏ qúa mà. . .
Tèo được đưa đến đồn công an, giải thích vòng vo mãi và cũng mất nửa buổi mấy thằng nghoẹo đó mới bị bắt. Hóa ra thủ phạm là con ông Béo, nó cũng biết giá trị con gà nên đòi giá cao, mãi mà vẫn chưa bán được. Ông béo ngượng lắm, đi loanh quanh mãi mới nói lời xin lỗi Tèo. Ông ta cũng là người chơi gà, tội nghiệp vì có thằng con hư hỏng. . .
Mấy tháng sau. . .
Tèo nằm gác chân lên chân Ất, triền đê nắng vàng mật ong, mấy con gà con lông măng tua tủa ăn chung dưới đám cỏ. Làng ngoài một cơn gió mát thổi sang bên kia triền đê, làng trong dịu dàng sắc nắng in lên nên trời xanh một màu ngói đỏ tươi. . .
_the end_
0 nhận xét:
Post a Comment